Bệnh lao phổi là gì? Có điều trị khỏi được không?

Bệnh lao phổi là gì

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường không khí. Vi khuẩn có thể lây lan từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay bệnh lao phổi đã có những phương pháp điều trị rất hiệu quả. Để biết thêm về những kiến thức y khoa về bệnh lao phổi là gì cũng như cách điều trị, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của hifidreams.com nhé.

I. Lao phổi là bệnh gì?

Lao phổi là căn bệnh lây qua đường hô hấp

Bệnh lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi trùng lao (M. Tuberculosis) trực tiếp tấn công vào phổi và phá hủy các mô tế bào của cơ quan này. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh lao phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Hầu hết tất cả các bộ phận trong cơ thể đều có thể mắc bệnh lao như lao hạch bạch huyết, lao xương khớp, lao màng phổi, lao màng bụng, lao ruột, lao hệ sinh dịch tiết niệu,… Trong đó lao phổi là thường gặp nhất và đây cũng chính là nguồn lây chính cho những người xung quanh.

Tình trạng nhiễm khuẩn lao hiện nay được chia làm 2 trường hợp:

  • Bệnh lao tiềm ẩn: Những người khỏe mạnh mang mầm bệnh trong người nhưng lại không xuất hiện các triệu chứng lao phổi do hệ miễn dịch mạnh để kiềm chế vi khuẩn.
  • Bệnh lao phổi có những biểu hiện lâm sàng: Có tới 5 – 10% người bị nhiễm khuẩn M. Tuberculosis sẽ bị bệnh lao phổi nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Theo thống kê thì 50% trong số trên sẽ phát bệnh chỉ sau 2 – 5 năm kể từ khi bị nhiễm trùng. Ở giai đoạn này gọi là thời gian ủ bệnh.

II. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao phổi

Những dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi

Tùy thuộc vào thời gian ủ bệnh cũng như đề kháng sức khỏe của từng người bệnh mà có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào, do đó rất khó để phát hiện được bệnh trong giai đoạn này.

Ở giai đoạn bệnh lao tiến triển, tùy thuộc vào vị trí cơ quan người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đối với lao phổi, người bệnh thường có các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Ho kéo dài, có thể là ho khan, ho tí hoặc kèm theo đờm, máu. Bệnh nhân có thể ho từ 3 tuần cho đến vài tháng, đây là triệu chứng điển hình trong việc phát hiện bệnh lao
  • Đau tức ngực kèm theo những cơn khó thở
  • Về đêm thường xuyên đổ nhiều mồ hôi và sốt nhẹ, ớn lạnh vào chiều tối
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, bị sút cân
  • Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.

Ngoài những triệu chứng nêu trên thì người bệnh có thể có một số triệu chứng khác. Vì vậy nếu có thắc mắc về những triệu chứng của bệnh lao tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Đặc biết, nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi phải đến ngay cơ sở ý tế để được thăm khám và phát hiện kịp thời, tránh lây lan cho những người xung quanh.

III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao phổi

Những người tiếp xúc với người bị lao phổi có nguy cơ lây nhiễm cao

Bên cạnh những dấu hiệu, triệu chứng của tình trạng lao phổi thì nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lao phổi là do vi khuẩn M. Tuberculosis gây ra. Vi khuẩn lao này có thể gây bệnh ở nhiều nơi trên cơ thể như: lao hạch, lao màng não, lao ruột, lao phổi,.. Theo thống kê có khoảng 1/3 dân số trên thế giới nhiễm chủng do vi khuẩn M. Tuberculosis và có khoảng 80 – 85% người bị lao phổi.

Tuy nhiên không phải trường hợp này nhiễm vi khuẩn lao cũng mắc lao phổi. Vì khi xâm nhập, vi khuẩn sẽ chịu tác động và tấn công của hệ miễn dịch. Nếu người bệnh có đề kháng yếu thì vi khuẩn lao sẽ sinh sôi, gây ra bệnh và thời gian phát bệnh rất nhanh. Ngược lại với người bệnh có đề kháng tốt thì bệnh phát triển chậm, có thể đến vài chục năm hoặc thậm chí là không phát bệnh.

Bệnh lao phổi là bệnh lây qua đường không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và cũng không có vật trung gian để truyền bệnh. Bệnh này lây theo cơ chế khi người hoặc động vật bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hay bài tiết ra các dịch chủ yếu qua đường hô hấp. Lúc này vi khuẩn sẽ được bài xuất ra bên ngoài và bám vào những hạt nước, hạt bụi trong không khí. Người khỏe mạnh mà hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao sẽ bị nhiễm lao. Khi vào bên trong cơ thể, vi khuẩn lao sẽ đi đến các cơ quan, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ gây ra bệnh.

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao:

  • Những người tiếp xúc gần với người bệnh như bạn bè thân thiết, người chăm sóc, người nhà,…
  • Môi trường sống và làm việc có bệnh nhân bị lao như trung tâm y tế, bệnh viện, trạm xá,…
  • Những người bị mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như bệnh về gan, lách, HIV,…
  • Người sống trong những nơi có điều kiện y tế chưa phát triển học đi từ những vùng có dịch bệnh lao.

IV. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lao

1. Phương pháp chẩn đoán bệnh lao

Để biết được tình trạng bệnh của người bệnh, việc đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khai thác những triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về buổi chiều, ban đêm đổ mồ hôi, sụt cân, chán ăn,… Sau khi đã xác định các triệu chứng điển hình của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn như: Chụp Xquang phổi, nuôi cấy vi khuẩn lao trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm Xpert-MTB, phản ứng Tuberculin hay nhuộm soi tiêu bản đờm.

Đặc biệt, khi xác định bệnh bằng chẩn đoán phải có ít nhất 1 maaix AFB (+) và hình ảnh Xquang nghi lao hoặc phải có 2 mẫu đờm (+).

Để ngăn chặn diễn biến bệnh tiến triển nặng hơn của người bệnh và tránh các tình huống trở nặng cần cấp cứu thì cần phải chẩn đoán và điều trị sớm. Chính vì thế hãy gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể tránh được những trường hợp bệnh trở nặng.

2. Điều trị lao phổi như thế nào?

Người bệnh cần phải thực hiện đúng nguyên tắc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Hiện nay nhờ khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại mà bệnh lao phổi có thể điều trị dễ dàng. Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều được điều trị thành công nếu như có phác đồ điều trị đúng cách và luôn tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị.

Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là dùng nhiều loại thuốc kháng sinh trong vòng 6 tháng hoặc có thể là lâu hơn. Tuy nhiên phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp người bệnh sẽ phải phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, sức khỏe của người bệnh, tình trạng kháng thuốc, trường hợp mắc phải lao phổi hay lao ngoài phổi.

Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị bệnh lao cho người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên theo chương trình Chống lao Quốc gia như sau:

Giai đoạn tấn công (2 tháng) sử dụng 4 loại thuốc: Ethambutol (hoặc Streptomycine), Pyrazinamide, Rifampicine, Isoniazide

Giai đoạn duy trì (6 tháng) sử dụng 2 loại thuốc là Ethambutol và Isoniazide

Lưu ý, trong quá trình điều trị để đạt được kết quả nhanh chóng và tốt nhất, người bệnh phải tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy bệnh tình thuyên giảm cũng không được tự ý ngưng sử dụng thuốc.

V. Cách phòng tránh bệnh lao phổi

Tiêm phòng lao phổi là biện pháp cần thiết

Hiện nay, biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi hàng đầu là tiêm vaccin. Việc tiêm phòng sẽ giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lao.

Tại Việt Nam, hiện nay chủ yếu sử dụng vaccin BCG để tiêm phòng lao ở trẻ. Việc tiêm phòng lao cần được thực hiện càng sớm càng tốt nhưng tác dụng của vacxin không phải là 100%.

Bên cạnh tiêm vacxin, các bạn cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như: Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng được thông thoáng, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

Bệnh lao phổi là bệnh nguy hiểm nhưng có thế điều trị nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng đắn. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên chủ động tiêm phòng lao cho mình và người thân. Ngoài ra cũng đừng quên khám sức khỏe định kỳ, xây dựng một lối sống khoa học và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có một đề kháng khỏe mạnh, đẩy lùi được mọi bệnh tật.

Hy vọng với những thông tin bên trên đã giúp các bạn hiểu được bệnh lao phổi là gì, triệu chứng, nguyên nhân và các cách phòng ngừa bệnh này. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *